Thật thú vị khi ngẫu nhiên, tôi đọc lại bài “Muốn giảng “Tống biệt hành” nên đọc “Vọng nhân hành” đúng tròn một năm trên Văn Nghệ số 49 (9-12-2006), trang 2 của tác giả Nguyễn Cao Sơn. Bài báo in trọn một trang, trong đó có in lại nguyên văn bài Vọng nhân hành nhưng có nhiều lỗi không thống nhất trong bài Nguyễn Cao Sơn viết và văn bản.
Thứ nhất về bài viết của ông Nguyễn Cao Sơn:
“Mài gươm nét mác, chữ nhân già
rồi: Chim nhạn, chim hồng nét mướt bay
hay: Thằng phấn son nhơ… chửa kịp về!
Sau đó, ông lại viết: “Đủ khắp lượt, không quên ai, bỏ ai. Tối cứ tin rằng, năm 1941 ấy, đọc và thấy có mình trong đoạn thơ này không ít nhà thơ tài danh, bất đắc chí đã… khóc!?!”. Vậy năm 1941 là để chỉ bài Tống biệt hành hay Vọng nhân hành đây. Vì ông đang trích dẫn những câu thơ trong bài Vọng nhân hành (?!).
lại đến: Ôi ơi! bạn tóc ngoài trôi giạt
Thứ hai đối chiếu với văn bản (gọi tắt của bài “Vọng nhân hành”):
Mày gươm/ rét mướt/ chửa một / Ối ơi.
Rõ ràng chưa thống nhất về mặt văn bản trên tổng thể một bài báo. Từ đó, gây hoang mang cho người đọc, không biết ông Nguyễn Cao Sơn hay văn bản ai đúng ai sai. Hay tại lỗi mo-rát.
Tôi chợt nhớ câu ông bà ta dạy “Bút sa gà chết”. Ở đây là để chỉ sự cẩn thận trong khi viết và trích dẫn văn bản. Chúng tôi xin mạn phép lược trích một số văn bản cho cả bài viết của ông Nguyễn Cao Sơn và văn bản, đặng đối chiếu những chữ đúng sai (*). Và bài Vọng nhân hành nếu không đặt đúng vào ngữ ảnh, hoàn cảnh, thời gian ra đời của bài thơ… e rất khó để bình giảng.
Một: Trong bài “Thâm Tâm – Tráng ca thời đại”, nhà thơ Hoài Anh viết: “…Bạn bè của Thâm Tâm hồi ấy chỉ có một vài người, trong đó có Trần Huyền Trân được Thâm Tâm vẽ lên bằng vài nét: Mày gươm nét mác chữ nhân già, Hàm bạnh hình đồi (đôi) lưng cỗi đa, Nguyễn Bính, Nguyễn Tố, Phạm Quang Hòa (Người đã từng viết những câu thơ rất thú vị: Đào Tiềm hai bận dứt công danh. Quay về vườn cũ như ta đấy. Mộng tiếc gì không, nói thực mình? Vợ “dạ” trở mình cho bớt lạnh, suốt đời em chỉ biết theo anh). Ngoài ra, lại có một anh người ở Lương Yên gần Lò Lợn, không làm văn thơ nhưng tính rất hào hiệp, đã được Thâm Tâm tả trong bài Can trường hành:
Hay đâu kẻ vũ đất Lương Yên
Một sớm nghe hùng câu giớ lên
Xách gói sang Nam không hẹn lại
Chỉ hiềm chẳng đụng đến cung tên
Cũng như anh này, Nguyễn Bính sau đó vào Nam; Phạm Quang Hòa ra đi làm cách mạng; Trần Huyền Trân tham gia văn hóa cứu quốc, khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, tất cả mọi người đều đứng chung trong hàng ngũ chiến đấu của toàn dân. Thâm Tâm vui mừng thốt lên:
Có đi ra biển xem triều nước
Mới biết muôn sông đổ một dòng
Đó là lời tâm sự ông chép vào sổ tay của một đại biểu tham dự Đại hội Văn hóa toàn quốc ờ Hà Nội đầu năm 1946, cũng là tiếng reo vui khi hòa nhập vào dòng Cách mạng (1).
Và Hoài Anh đã trích bốn câu cuối trong bài Vọng nhân hành
“… Tôi mượn thơ Thâm Tâm viết trước đây để khóc ông:
Ngoài phố mưa bay: (,) xuân bốc rượu
Tấc lòng mong mỏi cháy tê tê( .)
– Ới (Ôi, Ối) ơi(!) bạn tác(tóc) ngoài trôi giạt
Chẳng đọc thơ ta ( , ) tất cũng về” (2).
Hai: văn bản trên website http://vi.wikipedia.org (Bách khoa toàn thư mở) có trích lại tại địa chỉ: http://annonymous.online.fr/Thivien/viewpoem.php?ID=11807 với nguyên bản “Vọng nhân hành” cũng có vài chữ khác:
Hội nhau vầy (vẫy) một tiệc quần anh
Rằng: “Đương gió bụi mờ (thì) tơi tả
Thơ ngâm giở (dở) giọng, thời chua (3) (chưa) thuận
Ới (Ối) ơi bạn tác (tóc) ngoài trôi giạt (dạt).
Ba: Nguyễn Cao Sơn viết: “Để hiểu trúng và giảng đúng Tống biệt hành, ở bài này tôi lưu ý các bạn cần đọc thêm bài Vọng nhân hành viết sau đó 3 năm của Tâm Tâm (sai lỗi mo-rát: Thâm Tâm, chúng tôi nhấn mạnh – NT), năm 1944.
Tống biệt hành được in năm 1941, như vậy Vọng nhân hành chỉ ra đời sau 3 năm”.
Thế nhưng trong văn bản của nhà giáo Trần Hà Nam (Giáo viên trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Qui Nhơn, Bình Định) lại viết: “…Hiểu Thâm Tâm còn nhiều hướng tiếp cận khác. Nhưng tôi cứ ám ảnh 2 câu thơ trong Vọng nhân hành viết 4 năm sau (chúng tôi nhấn mạnh – NT) bài thơ Tống biệt hành, như một nối tiếp tâm trạng và chính là cách cắt nghĩa đầy đủ hơn hình tượng “ly khách” trong bài thơ:
Sông Hồng chẳng phải xưa sông Dịch
Ta ghét hoài câu “nhất khứ hề…”
(Vọng nhân hành – Thâm Tâm)
Và dưới bài viết ghi chú thời gian sáng tác Tống biệt hành là năm 1940.
Sau đó, trong bài “Con người lãng mạn trong TỐNG BIỆT HÀNH” (4), Trần Hà Nam nhắc lại hai câu:
“Bốn năm sau (chúng tôi nhấn mạnh – NT) khi viết Tống biệt hành, Thâm Tâm đã viết Vọng nhân hành (1944) có những câu:
Sông Hồng chẳng phải xưa sông Dịch / Ta ghét hoài câu “nhất khứ hề…”.
Như vậy, ông Nguyễn Cao Sơn và nhà giáo Trần Hà Nam đã đưa ra thời gian sáng tác Tống biệt hành lại không thống nhất.
Được biết, sinh thời Thâm Tâm chưa in thơ thành tập. Theo Wikipedia (Bách khoa toàn thư mở) có đoạn: “Sáng tác thơ của ông được xuất bản năm 1988 trong sưu tập Thơ Thâm Tâm”. Thế nhưng ở phần Tác phẩm chính lại ghi cụ thể:
Thơ: Tống biệt hành (Thi nhân Việt Nam, 1942); Ngẫm nghĩ cố sự (**); Chào Hương Sơn; Ly biệt Vạn lý Trường thành (thơ in trên các báo trước 1945); Chiều mưa đường số 5 (1948); Thơ Thâm Tâm (1988) (***)
Kịch: Sương tháng Tám (kịch một hồi, Tiểu thuyết thứ bảy, 1939); Nga Thiên Hương; 19-8; Lối sống (1945); Lá cờ máu; Người thợ (1946).
Ở gần cuối bài viết, ông Nguyễn Cao Sơn viết: “… Hiểu thơ và giảng đúng huyền cơ tác giả, tưởng rằng đó là đã thắp một nén nhang thơm cho cố thi sĩ tài hoa Thâm Tâm vậy”.
Ông đã thành ý như thế nhưng không hiểu trong bài khi trích dẫn lại rối tung (sai với văn bản, nhiều lỗi mo-rát). Nếu cơ hồ như cách nói của ông: “Tôi không có ý định bình giảng bài Vọng nhân hành mà chỉ muốn gợi sự suy luận”, thì hà cớ gì ông lại đặt tiêu đề “Muốn giảng “Tống biệt hành” nên đọc “Vọng nhân hành” để hậu thế cứ suy diễn lung tung, rối bời cả lên, làm tội cho hàng vạn học sinh…
Chúng tôi rất mong muốn những nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà giáo bổ sung về thời gian ra đời của Tống biệt hành là năm 1940 hay 1941. Vì đây là bài thơ duy nhất và hay nhất của Thâm Tâm được giảng dạy ở bậc trung học phổ thông (Văn học 11, Tập một, NXB Giáo dục, tái bản 2005, tr.147).
Để người đọc rõ hơn, chúng tôi xin trích nguyên văn bài Vọng nhân hành (****):
Thăng Long đất lớn chí tung hoành
Bàng bạc gương hồ ánh mắt xanh
Một lứa chung tình từ tứ chiếng
Hội nhau vầy một tiệc quần anh
Mày gươm nét mác chữ nhân già
Hàm bạnh hình đồi, lưng cỗi đa
Tay yếu đang cùng tay mạnh dắt
Chưa ngất men trời hả rượu cha
Rau đất cá sông gào chẳng đủ
Nổi bùng giữa tiệc trận phong ba
Rằng: “Đương gió bụi mờ tơi tả
Thiên hạ phải dùng thơ chúng ta!”
Thơ ngâm giở giọng, thời chua (4) thuận
Tan tiệc quần anh, người nuốt giận
Chim nhạn, chim hồng rét mướt bay
Vuốt cọp, chân voi còn lận đận
Thằng thí cho nhàm sức võ sinh
Thằng bó văn chương đôi gối hận
Thằng thư trói buộc, thằng giã quê
Thằng phấn son nhơ… chửa một về!
Sông Hồng chẳng phải xưa sông Dịch
Ta ghét hoài câu “nhất khứ hề”
Ngoài phố mưa bay: xuân bốc rượu
Tấc lòng mong mỏi cháy tê tê
– Ới ơi bạn tác ngoài trôi giạt
Chẳng đọc thơ ta tất cũng về.
(1944)
(*) Thống nhất chữ in nghiêng và đậm trước là của tác giả, sau bỏ trong ngoặc là trong văn bản bài báo trên Văn Nghệ.
(1), (2) Hoài Anh, Chân dung văn học, NXB Hội Nhà văn, 2001, trang 1185-1187.
(3), Có lẽ sai chính tả, chính xác hơn là chưa.
(4) http://www.ngoisaoblog.com/m.php?u=tranhanam&p=16547 của Trần Hà Nam ?
(**) Nhà văn Việt Nam hiện đại, NXB Hội Nhà văn, 1997, trang 15 lại ghi Ngậm ngùi cố sự. Không biết ai đúng ai sai ?
(***) Được trích thống nhất trong Nhà văn Việt Nam hiện đại (sđd) như trên. Nhưng trang website Wikipedi lại có thêm phần tác phẩm Kịch.